, 19/09/2024
THỂ LỆ VIẾT BÀIBài viết phải đảm bảo chưa công bố, đăng tải trên các Báo, Tạp chí, độ dài không quá 10 trang, được đánh máy vi tính theo phông Times New Roman, cỡ chữ 12, in trên khổ A4 kèm theo file hoặc gửi qua Email. Bài viết sử dụng tiếng Việt, kèm theo tóm tắt nội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh (không quá 200 từ). Công thức được viết theo Equation Editor và đánh số thứ tự về bên phải. Các bản vẽ phải đúng quy định vẽ kỹ thuật, kích thước không quá 15 x 20cm. Các bài có bản đồ từng vùng hoặc cả nước cần vẽ theo mẫu chính xác, đúng theo quy cách hiện hành, các bản vẽ, biểu bảng phải đánh số thứ tự. Thứ tự sắp xếp bài báo: - Tên bài báo - Họ và tên tác giả, học hàm, học vị, cơ quan công tác - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Việt). - Tóm tắt nội dung (bằng tiếng Anh) - Nội dung bài báo. - Tài liệu tham khảo: đặt liền với bài và ghi thứ tự, số thứ tự được đặt trong [ ]. Trích dẫn tên đề tài công bố. |
Trang | Tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
2 | Đặc điểm và cơ chế hình thành các cấu trúc dòng chảy xoáy tại cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định
| Vũ Văn Ngọc Trần Thanh Tùng Trần Đình Hòa | Cửa Đề Gi là nơi lưu thông giữa đầm Nước Ngọt và biển, cũng là cửa thoát nước của lưu vực sông La Tinh, tỉnh Bình Định. Cửa Đề Gi thường xuyên bị bồi lấp, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2002 tới nay, gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động ra vào của đội tàu cá neo đậu bên trong cửa. Mặc dù cửa Đề Gi đã được chỉnh trị bằng công trình đê ngăn cát ở bờ Nam năm 2006, nhưng chỉ sau 1 thời gian, cửa Đề Gi và luồng tàu lại tiếp tục bị bồi lấp. Bài báo này trình bày kết quả mô phỏng trường dòng chảy tại khu vực cửa Đề Gi theo các kịch bản ứng với các chế độ sóng, triều đại diện trong các thời kỳ gió mùa bằng bộ mô hình Mike 21 FM. Kết quả mô phỏng cho thấy hệ thống dòng chảy tại cửa Đề Gi không chỉ tuân theo các quy luật chung của dòng chảy ven bờ ở khu vực miền Trung mà còn xuất hiện các cấu trúc dòng chảy xoáy được hình thành trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc tại khu vực cửa. Các cấu trúc xoáy lớn hình thành trong pha triều xuống ở phía nam đê ngăn cát trong khi các cấu trúc xoáy nhỏ xuất hiện trong pha triều lên và nằm sát bờ. Nghiên cứu cũng cho thấy các cấu trúc dòng chảy xoáy lớn chủ yếu hình thành trong pha triều xuống khi có dòng rút từ đầm Nước Ngọt kết hợp với các sóng có hướng NE, E và SE. |
10 | Xây dựng tiêu chí đánh giá tính ổn định của mô hình cấp nước tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước
| Nguyễn Mạnh Trường, Đinh Anh Tuấn, Nguyễn Tiếp Tân Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Vũ Thị Hồng Nghĩa | Bài báo trình bày cơ sở khoa học để đánh giá tính ổn định của các mô hình cấp nước và xây dựng bộ tiêu chí phù hợp để đánh giá tính ổn định của các công trình cấp nước, trong đó bao gồm phần nguồn nước cấp cho công trình và hệ thống công trình cấp nước (gồm công trình đầu mối và hệ thống phân phối nước) tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước ở Việt Nam. |
22 | Nghiên cứu ứng dụng các mô hình học máy để dự báo chỉ số chất lượng nước mặt vùng bán đảo Cà Mau | Nguyễn Đức Phong, | Chất lượng nước mặt vùng BĐCM đang bị ô nhiễm do ảnh hưởng của xả thải không đạt yêu cầu vào nguồn nước. Nguồn nước mặt trong vùng bị ô nhiễm phổ biến là hữu cơ và vi sinh với các thông số DO, BOD5, COD, NH4+, tổng Coliform,… Trong vùng nghiên cứu, các địa phương thường dùng chỉ số chất lượng nước (WQI) để đánh giá chất lượng nước mặt và khả năng sử dụng của nguồn nước đối với từng mục đích khác nhau. Tuy nhiên, việc tính toán WQI từ các thông số quan trắc chất lượng nước còn gặp nhiều hạn chế do cần nhiều thông số quan trắc và tính toán còn tương đối phức tạp. Việc tìm phương pháp tính toán hiệu quả WQI là rất quan trọng và cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đánh giá chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ ứng dụng thuật toán (mô hình) học máy để tính toán WQI dựa vào số liệu đầu vào (thông số chất lượng nước tối thiểu) để giảm chi phí quan trắc chất lượng nước mặt. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp Bayes (BMA) để lựa chọn các thông số chất lượng nước tối ưu (pH, BOD5, PO4 và Coliform) để tính toán WQI. Kết quả cho thấy các mô hình học máy đã tính toán (dự báo) WQI dựa vào các thông số (tối tiểu) với độ chính xác cao. Theo đó mô hình Tăng cường độ dốc có kết quả dự báo chính xác nhất vì có hệ số xác định R2 cao nhất (0,973), giá trị các sai số MAE, MSE và RMSE thấp nhất (3,24; 22,54; 4,75). Tiếp đến là mô hình Tăng cường độ dốc cực đại có R2 là 0,966 và giá trị các sai số tương ứng (3,15; 28,95; 5,38). Mô hình Cây quyết định có R2 là 0,944; giá trị các sai số là 4,46; 49,67; 7,04; Mô hình Tăng cường độ dốc nhẹ có R2 là 0,928; giá trị các sai số là 5,95; 63,30; 7,95. |
34 | Đánh giá tính dễ bị tổn thương vùng biển Cà Mau làm cơ sở cho việc xác định giải pháp công trình bảo vệ bờ thuận tự nhiên | Mai Trọng Luân, | Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu tới đới bờ biển Việt Nam, điều này được thể hiện ngoài thực tế thông qua sự gia tăng các tác động tiêu cực tới vùng ven bờ như hiện tượng nước biển dâng, ngập lụt ven biển, sạt lở bờ biển, gia tăng cường độ, tần suất mưa bão. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hâu. Tuy nhiên, công tác này chỉ tập chung đánh giá chi tiết mức độ gia tăng về giá trị các tham số vật lý mà chưa phân tích qua lại cũng như khả năng thích ứng của vùng bờ đối với biến đổi khí hâu. Vì vậy, để có một góc nhìn tương tác giữa quá trình biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của vùng bờ, vào cuối thế kỉ XX các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra những mô hình đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích ứng của vùng bờ đối với biển đổi khí hậu thông qua chỉ số tổn thương bờ biển (CVI – Coastal Vulnerability Index). Chỉ số này đã được các nước tiên tiến trên thế giới (như Mỹ, Pháp, Canada…) áp dụng và đánh giá cho từng vùng bờ cụ thể dựa trên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các điều kiện đặc trưng về tự nhiên, xã hội. Bài báo này kế thừa các kết quả nghiên cứu trên thế giới, đồng thời tiến hành phân tích lựa chọn các tham số và xây dựng thang chỉ số phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm đánh giá mức độ tổn thương cũng như khả năng thích ứng của đới bờ biển Cà Mau đối với biến đổi khí hậu. Việc đánh giá này được thực hiện một cách tổng thể trên toàn dải ven biển tỉnh Cà Mau, xem xét chi tiết cả ba nhóm chính bao gồm 1) đặc điểm tự nhiên như địa chất, địa hình, đặc điểm thủy thạch động lực, 2) đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và 3) đặc điểm hiện trạng đa dạng sinh học ven bờ. |
54 | Đánh giá diễn biến dòng chảy sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh Trà Vinh | Nguyễn Đình Vượng,
| Sông Cổ Chiên và sông Hậu là 2 tuyến sông có vai trò rất quan trọng với sự phát triển bền vững của tỉnh Trà Vinh, là nơi cung cấp nguồn nước ngọt quý giá cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do là tỉnh ven biển, nằm ở hạ nguồn nên chế độ dòng chảy của 2 sông này chịu tác động mạnh bởi dòng chảy thượng lưu sông Mê Công. Nhằm góp phần phục vụ công tác dự báo diễn biến dòng chảy trong tương lai, trong nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng diễn biến dòng chảy (mực nước, lưu lượng) sông Cổ Chiên và sông Hậu tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2004 ÷ 2020 làm cơ sở đề xuất các biện pháp thích ứng nhằm chủ động khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn nước của 2 dòng sông này góp phần xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng và khai thác của các quốc gia thượng nguồn. Từ khóa: BĐKH, dòng chảy, mực nước, lưu lượng, sông Cổ Chiên, sông Hậu. |
64 | Ứng dụng mô hình toán để nghiên cứu đặc điểm thuỷ động lực và dự báo bồi tụ, xói lở lòng dẫn sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh Hậu Giang | Trương Thị Nhàn,
| Tỉnh Hậu Giang là vùng có đặc điểm tự nhiên tương đối đặc biệt và chế độ dòng chảy rất phức tạp. Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, ảnh hưởng bởi thủy động lực từ sông Hậu và triều biển Đông, biển Tây. Ở đây, mức độ bồi tụ và xói lở đang diễn ra rất mạnh. Nghiên cứu này sử dụng bộ mô hình MIKE với các module MIKE 11 & MIKE21/3 FM. Trong đó MIKE 11 tính toán thủy động lực, vận chuyển bùn cát, nguy cơ bồi, xói sông kênh rạch, mô phỏng, tái hiện bức tranh thủy động lực trên toàn miền nghiên cứu và MIKE21/3 FM làm rõ hơn chế độ thủy động lực 2 chiều tại một số sông kênh rạch chính có nguy cơ xói lở. Từ khóa: Thủy động lực, mô hình toán, Hậu Giang. |
71 | Nghiên cứu phương pháp khôi phục lượng mưa phục vụ tính toán nguy cơ sạt lở đất cho một số xã thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị | Lê Văn Thìn, | Bài báo này trình bày kết quả khôi phục lượng mưa cho khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị từ bản đồ lượng mưa vệ tinh toàn cầu (GSMaP), được hiệu chỉnh với các trạm quan trắc mưa cho giai đoạn từ năm 2000 ÷ 2022 bằng phương pháp hiệu chỉnh phân vị. Kết quả cho thấy mức độ tương quan lượng mưa sau hiệu chỉnh tăng trung bình khoảng 11%, có trạm lên tới 25%. Kết quả khôi phục lượng mưa được sử dụng làm đầu vào để tính toán nguy cơ sạt lở đất cho một số xã thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ khóa: Hiệu chỉnh lượng mưa, ngưỡng mưa sạt lở, tần suất, hiệu chỉnh phân vị. |
77 | Phân tích các dạng trượt lở mái dốc các khu tái định cư thủy điện Sơn La và định hướng giải pháp xử lý
| Phùng Vĩnh An Nguyễn Đức Mạnh Nguyễn Văn Lộc | Trong những năm qua, trượt lở mái dốc là một trong những loại hình thiên tai nguy hiểm nhất, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho con người, cơ sở hạ tầng các khu tái định cư thủy điện Sơn La. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp xử lý, phòng ngừa trượt lở là hết sức cần thiết. Bài báo này, đề cập đến cơ sở đề xuất giải pháp xử lý, phòng chống trượt lở cho khu tái định cư thủy điện Sơn La. Từ khóa: Khu tái định cư thủy điện Sơn La; Dạng cấu trúc bố trí khu tái định cư; Cây trượt lở mái dốc; Giải pháp xử lý, phòng ngừa trượt lở. |
86 | Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy đánh giá an toàn công trình kè bờ sông Sài Gòn đoạn thành phố Thủ Dầu Một | Doãn Văn Huế | Một trong những thách thức mà các tỉnh vùng Nam Bộ đang phải đối mặt là tình trạng sạt lở bờ sông và mất ổn định công trình kè xảy ra trên các sông lớn như sông Sài Gòn, Đồng Nai, sông Cửu Long, các tuyến kênh trục đường thủy,… đã và đang ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và ổn định dân sinh, kinh tế, xã hội các khu vực ven sông. Bài viết giới thiệu kết quả đánh giá an toàn công trình kè bờ sông Sài Gòn đoạn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương theo lý thuyết độ tin cậy nhằm góp phần bổ sung phương pháp và quy trình đánh giá an toàn công trình kè bờ sông, từ đó đề xuất giải pháp nâng cấp sửa chữa để hạn chế các rủi so sạt lở. Từ khóa: Công trình kè, đánh giá an toàn kè, lý thuyết độ tin cậy, sông Sài Gòn. |
91 | Ô nhiễm nguồn nước, tác động của ô nhiễm tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hệ thống thủy lợi sông Nhuệ - sông Đáy | Đỗ Ngọc Ánh, | Tóm tắt: Hệ thống thủy lợi (HTTL) sông Nhuệ - sông Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng do các nguồn thải gây ra. Bài báo nêu về các nguồn thải chính gây ra ô nhiễm tới nguồn nước tưới và tác động của ô nhiễm nước tưới tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản HTTL sông Nhuệ - sông Đáy. Từ khóa: Nước thải, ô nhiễm nguồn nước. |
98 | Đánh giá hiệu quả mô hình thu gom, bổ cập và khai thác nước dưới đất tại đảo Hòn Ngang, quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang
| Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Thanh Hương | Kết quả quan trắc đánh giá hiệu quả của mô hình thu gom, bổ cập và khai thác nước dưới đất tại đảo Hòn Ngang, quần đảo Nam Du đã cho thấy sự chênh mực nước dưới đất tại thời điểm thấp nhất vào mùa khô và cao nhất vào mùa mưa là khá lớn, dao động từ 7,7m đến 20,5m. Nước dưới đất đã lan tỏa về phía biển khoảng 70m và xuống sâu khoảng 7m. Đồng thời, chất lượng nước cũng thay đổi tốt hơn về các chỉ số Fe2+, Fe3+, Cl-, SO42-, HCO3-, NO3-, cặn sấy khô, độ kiềm, độ cứng và độ dẫn điện tại các thời điểm cuối mùa mưa (T11/2022) so với cuối mùa khô (tháng 5/2022). Từ khóa: Kết quả, nước dưới đất, bổ cập, phân tích số liệu, chất lượng nước. |
109 | Giải pháp khảo sát đánh giá chất lượng công trình hồ, đập thủy lợi ở Việt Nam
| Trần Ngọc Huy, Phan Mạnh Hùng | Trong những năm gần đây, các đê, đập thủy lợi lâu năm, các hệ thống dẫn cổng xã đang dần xuống cấp. Một thách thức lớn phải đối mặt với tất cả các cơ sở thủy lợi là thực hiện kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp các hệ thống đê, đập và hồ chứa hằng năm. Với cách sử dụng thợ lặn và các thiết bị thực hiện các nhiệm vụ dưới nước thường đòi hỏi nhiều công sức và nguy hiểm cho nhân viên thực hiện công việc. Kinh phí còn hạn chế nên việc duy tu bảo dưỡng công trình còn chậm. Do đó, trong tình hình hiện nay, nhu cầu các thiết bị trợ giúp các hoạt động dưới nước là rất lớn. Việc sử dụng thiết bị điều khiển từ xa dưới nước (Remotely Operated Vehicle - ROV) tại các công trình thủy lợi có thể cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả để thực hiện công việc kiểm tra hoặc bảo trì, cũng như sửa chữa cần thiết. Một số nhiệm vụ này giờ đây có thể dễ dàng thực hiện mà không có thợ lặn, với ROV, cảm biến sonar cho hình ảnh 3D, camera ghi hình và cảm biến khác được điều khiển từ xa tạo ra sự an toàn hơn so với thực hiện các nhiệm vụ tương tự với thợ lặn. Đây là một lĩnh vực còn khá mới trong nước, mang nhiều ý nghĩa đối với các dự án đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước. Do đó, bài báo sẽ đề cập đến giải pháp ứng dụng ROV cho nhiệm vụ khảo sát đánh giá chất lượng công trình hồ, đập thủy lợi trong nước. Từ khóa: Thiết bị điều khiển dưới nước (ROV), công trình thủy lợi |