Đánh giá kết quả áp dụng mô hình giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau
09/09/2024Khu vực bán đảo Cà Mau đang đứng trước nguy cơ sạt lở, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển bị tác động, không còn đảm bảo chức năng phòng hộ và sinh thái, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Việc đề xuất và triển khai mô hình giải pháp mềm thân thiện với môi trường, chi phí thấp để bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn. Trên cơ sở hợp tác giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Chính phủ Việt Nam về các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là về lĩnh vực khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) xây dựng chương trình “Giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long - đất, nước, năng lượng và khí hậu” (ViWaT), “Nghiên cứu giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau” đã được triển khai thực hiện. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2018 - 10/2021 và một mô hình giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển đã được triển khai áp dụng từ tháng 4/2021 tại khu vực ven biển xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Mô hình có diện tích trồng rừng ngập mặn 2,5 ha với loài cây trồng là mắm trắng (Avicennia alba), mật độ trồng 2.500 cây/ha; 500 m tường mềm là hàng rào tre có gia cố cọc bê tông được xây dựng nhằm giảm sóng, tăng hiệu quả gây bồi để tạo điều kiện cho cây mắm trắng sinh trưởng và phát triển. Sau 2 năm triển khai, cây sinh trưởng, phát triển tốt và ước tính giá trị về mặt kinh tế, môi trường của mô hình đạt 38.023.184 đồng/năm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình
3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình giải pháp mềm để bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sathirathai, S. (1998). Economic Valuation of Mangroves and the Roles of Local Communities in the Conservation of Natural Resources: Case Study of Surat Thani. South of Thailand. Economy and environment program for Southeast Asia, 60 pp.
2. Lê Tấn Lợi và Lý Hằng Ni (2015). Ảnh hưởng của cao trình đến khả năng tích lũy các-bon dưới mặt đất của rừng ngập mặn Cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số Chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu, 208 - 217.
3. Đỗ Hoàng Chung, Trần Quốc Hưng, Trần Đức Thiện (2010). Đánh giá nhanh lượng các bon tích lũy trên mặt đất của một số trạng thái thảm thực vật xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11 năm 2010: 38-43.
4. Trần Thị Thúy Hằng và Nguyễn Đức Thành (2013). Xác định giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Rú Chá, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập Hội nghị khoa học trẻ Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 521 - 527.
5. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2021). Nghiên cứu giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Quốc gia, mã số: ĐTĐL.CN-49/18, 348 tr.
6. Đặng Công Bửu và Võ Ngươn Thảo (2011). Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng: Dà vôi (Ceriop tagal C.B. Robinson-1908), vẹt tách (Bruguiera parviflora Wight and Arnold ex Griffith-1936), Su mekong (Xylocarpus mekongensis Pierre-1897), mắm trắng (Avicennia alba Blume-1826) tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo hội thảo khoa học lâm nghiệp phía Nam năm 2011, 9 tr.
_______________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Đánh giá kết quả áp dụng mô hình giải pháp mềm bảo vệ bờ vùng cửa sông, ven biển bán đảo Cà Mau
Nguyễn Nguyên Hằng1, *, Mai Trọng Luân1, Đặng Ngọc Bích1
1 Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình
TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ý kiến góp ý: